Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 với Nghị quyết 128

Ngày 11/10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”

Hiện nay trên thế giới, việc bao phủ vắc xin, có thuốc điều trị giúp số ca nhiễm Covid – 19 nặng, tử vong giảm tỷ lệ đáng kể. Do vậy, đã có nhiều quốc gia thay đổi chiến lược ứng phó dịch bệnh từ cố gắng dập tắt dứt điểm sang sống chung an toàn với dịch bệnh. Đối với Việt Nam, một số kinh nghiệm đã bước đầu được đúc kết từ thực tiễn phòng, chống dịch; năng lực ứng phó của hệ thống y tế từng bước được nâng lên; diện bao phủ vắc xin nhất là đối với nhóm người có nguy cơ cao, các đô thị lớn tăng nhanh giúp chúng ta chủ động hơn trong phòng, chống dịch.

Từ thực tiễn tình hình, ý kiến phân tích của các nhà khoa học, chuyên gia, ý kiến của các địa phương và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Chính phủ xác định mục tiêu công tác phòng, chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội; chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Mục tiêu của Nghị quyết

  • Bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân;
  • Hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19;
  • Khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội;
  • Thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường

Quan điểm của Nghị quyết

–  Bảo đảm mục tiêu kép nhưng đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết;

– Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; huy động cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương;

– Huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng, đi đầu là Y tế và phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch, trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt an toàn;

– Các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 phải được thực hiện dứt khoát, kịp thời, quyết liệt; đảm bảo hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế – xã hội.

Phân loại cấp độ dịch

– Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh.

– Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng.

– Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam.

– Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.

Biện pháp đối với ngành hoạt động cơ quan, công sở

– Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

– Giảm số lượng người làm việc, tăng cường làm việc trực tuyến.

Biện pháp đối với ngành kinh doanh, dịch vụ

  1. Cơ sở sản xuất, đơn vị thi công các dự án, công trình giao thông, xây dựng

– Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

  1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối

– Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

– Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn chế số lượng người bán, mua cùng một thời điểm.

  1. Nhà hàng/quán ăn, chợ truyền thống

– Đảm bảo quy định về phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế.

– UBND cấp tỉnh quy định các điều kiện cần thiết để hoạt động đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 bao gồm hạn chế số lượng người bán, mua cùng một thời điểm.

  1. Cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao(như vũ trường, karaoke, mát xa, quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm tóc, làm đẹp và các cơ sở khác do địa phương quyết định)

– UBND cấp tỉnh quy định các điều kiện cần thiết để hoạt động đảm bảo phòng, chống dich COVID-19.

  1. Hoạt động bán hàng rong, vé số dạo…

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định các điều kiện cần thiết để hoạt động đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

Trong tình dịch Covid – 19 vẫn đang diễn ra, Nghị quyết số 128/NQ-CP đã đảm phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới; không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *