– Lựa chọn kem chống nắng đúng chuẩn, phù hợp với làn da sẽ có hiệu quả hơn, bảo vệ làn da tốt hơn trong mùa hè. Không phải kem chống nắng nào cũng sẽ phù hợp với mọi đối tượng.
Hiểu rõ về chỉ số SPF và PA
– SPF viết tắt của từ Sun Protection Factor là chỉ khả năng chống tia UVB, SPF càng lớn thì thời gian kháng nắng càng dài. Một chỉ số SPF bảo vệ da được khoảng 10 phút. Muốn coi kem chống nắng hiệu quả trong bao lâu, các bạn lấy chỉ số SPF nhân cho 10. Mặt khác không phải chỉ số SPF càng cao càng tốt. Chị em nên chọn lựa chỉ số sao cho phù hợp để bảo vệ da bạn tốt.
– PA hay là Protection Grade of UVA là đo khả năng chống tia UVA. Nó có 3 mức độ là PA+, PA++, PA+++ tương ứng với cấp độ chống tia UVA yếu (4 tiếng), vừa (8 tiếng) và mạnh (12 giờ).
– Chúng ta nên lựa sản phẩm kem có cả 2 chỉ số SPF và PA để được bảo vệ hiệu quả. Các loại kem bảo vệ làn da khỏi cả 2 tia UVA và UVB thường được ghi trên bao bì:
- SPF… PA… (SPF40 PA++)
- UVA/UVB hay UV A/B, hay UV A/B/C
- Broad Spectrum hay Full Spectrum (phổ rộng)
Ảnh: Internet
Dựa vào tình trạng da
Chế độ chăm sóc thường phụ thuộc vào tình trạng da – da thường, da hỗn hợp, da khô, da dầu hay da nhạy cảm. Do đó, bạn nên chọn kem chống nắng dựa trên đặc trưng của da.
– Dành cho làn da nhạy cảm:
Nếu các bạn sở hữu làn da nhạy cảm thì thành phần các bạn cần tránh xa đó là oxybenzone và PABA, tức là nói không với kem chống nắng hóa học. Các loại kem chống nắng vật lý thường rất ít khi chứa các thành phần gây kích ứng da.Nên sản phẩm vật lý là sự lựa chọn phù hợp nhất cho bạn.
– Chống nắng cho da nhờn:
Chị em nên lựa chọn các loại chống nắng có từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) trên bao bì, hay các loại kem dạng gel, nước hay kem chống nắng dạng xịt để phòng gây bít da.
– Dành cho làn da khô:
Với da khô, nên sử dụng kem chống nắng có khả năng dưỡng ẩm và chứa chất bảo vệ phổ rộng để tránh tia UV. Trong khi đó, các loại da dầu hoặc da hỗn hợp nên chọn kem chống nắng hóa học hoặc kem chống nắng dạng gel để giữ cho làn da luôn đủ nước và tươi tắn.
Nguồn: internet
Xem thành phần
Việc đọc kỹ thành phần có thể giúp bạn không hối hận khi mua nhầm loại kem. Thông thường, kem chống nắng chia làm hai loại: vật lý và hóa học. Loại vật lý chưa các khoáng chất lành tính, phù hợp với cả những làn da nhạy cảm. Trong khi đó, kem chống nắng hóa học lại chứa những hợp chất giúp bảo vệ da tốt hơn khỏi tia UV. Tuy nhiên, khả năng gây kích ứng, dị ứng của nó lại cao hơn kem vật lý.
Cân nhắc đến khả năng “Chịu nước” của kem chống nắng
Trên báo bì của mỗi tuýp kem chống nắng thường được ghi dòng chữ “Water reustant” nghĩa là “khả năng chịu nước”. Khác với “waterproof” (chống nước). Những loại kem chống nắng này có tác dụng chịu nước sẽ giúp cho bảo vệ da dưới ánh nắng ngay cả khi bơi lội hoặc đổ mồ hôi. Thời gian bảo vệ tùy vào mỗi loại kem sử dụng từ 40-80 phút.. Chỉ số này được các nhà sản xuất ghi rõ trên bao bì của sản phẩm.
Tuy nhiên, loại kem này cần tẩy trang kỹ hơn vì chúng có độ bám bền. Hãy sử dụng phương pháp làm sạch kép với sản phẩm tẩy trang dạng dầu. Sau đó dùng sữa rửa mặt dạng gel.
Kết hợp kem chống nắng vào việc trang điểm
“Vẻ đẹp sạch sẽ” là xu hướng trang điểm được nhiều phụ nữ hiện đại ưa chuộng. Với một lớp kem chống nắng có màu, bạn sẽ có lớp nền hoàn hảo cho phần còn lại của công việc trang điểm. Do đó, lần tới khi mua kem chống nắng, bạn có thể cân nhắc sử dụng nó để thay thế kem nền.