Quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa

Ngày 12 tháng 12 năm 2012, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 26/2012/TT-BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Theo Thông tư, Hàng hóa lưu thông trên thị trường là hàng hóa trong quá trình vận chuyển, trưng bày, khuyến mại và lưu giữ trong quá trình mua bán hàng hóa, trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa của tổ chức cá nhân nhập khẩu hàng hóa từ cửa khẩu về kho lưu giữ. Do đó, để đảm bảo về chất lượng hàng hóa, cần có quy định cụ thể về nội dung, trình tự, thủ tục và tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Phương thức kiểm tra

Đối tượng việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa bao gồm các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam, đồng thời phương thức kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường như sau:

  1. Kiểm tra theo kế hoạch hàng năm

Đây là kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và việc kiểm tra theo kế hoạch này không cần báo trước cho cơ sở kinh doanh.

  1. Kiểm tra đột xuất.

Việc kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phải được thực hiện dựa trên các căn cứ:

– Theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành;

– Khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa; Thông tin, cảnh báo của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài về hàng hóa không bảo đảm chất lượng có nguy cơ đe dọa sự an toàn của người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;

– Kết quả khảo sát chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phát hiện hàng hóa không bảo đảm chất lượng.

Kiểm tra những gì?

Khi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm chất lượng hàng hóa sẽ xem xét trên hai vấn đề:

Một là, về nhãn hàng hóa đã theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa hay chưa? Các tổ chức, doanh nghiệp đã công bố áp dụng tiêu chuẩn và có dấu hợp chuẩn, hợp quy hay chưa?

Hai là, về chất lượng hàng hóa đã đảm bảo đủ điều kiện bảo quản hàng hóa theo quy định hoặc công bố trên nhãn hàng hóa chưa? Hàng hóa có thông tin cảnh báo về khả năng gây mất an toàn và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng không?

Theo đó, toàn bộ trình tự và thủ tục kiểm tra đã được quy định rất rõ tại Thông tư 26/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trường hợp hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hóa, công bố tiêu chuẩn áp dụng, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, các biện pháp quản lý chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với hàng hóa và yêu cầu về điều kiện liên quan đến quá trình sản xuất sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Quý khách hàng có nhu cầu hợp tác phân phối sản phẩm, dịch vụ chứng nhận vui lòng liên hệ: 0912112626; mail: leheq24@gmail.com để được tư vấn chi tiết nhất. Quaylity24 rất hân hạnh được hợp tác cùng Quý khách hàng.

Ngày đăng: 27/01/2022

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *