An toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi người trong và xuyên suốt chuỗi thực phẩm, từ cơ quan quản lý tới doanh nghiệp sản xuất, người tiêu dùng. Với sự ra đời của hệ thống tiêu chuẩn hiện đại thì việc quản lý an toàn thực phẩm đã thuận lợi, chặt chẽ hơn.
Tin giả có tác động tiêu cực đến tâm lý người tiếp cận
Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Tiêu chuẩn về phương tiện bảo vệ cá nhân
Các cụm công nghiệp Hà Nội tập trung đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường
Theo Tổ chức Năng suất châu Á – APO, an toàn thực phẩm là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng tới hàng tỷ người đang phải đấu tranh với bệnh tật gây ra bởi thực phẩm nhiễm bẩn. Đây là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất và là nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất kinh tế.
Cả các quốc gia đang phát triển hay phát triển đều có mối quan ngại về an toàn thực phẩm như thương mại thực phẩm quốc tế và sự gia tăng vận chuyển qua biên giới của thực phẩm là động vật sống. Chính phủ các quốc gia trên thế giới đang tăng cường nỗ lực nhằm cải thiện bằng cách tăng cường hệ thống pháp luật về thực phẩm.
Ngành công nghiệp thực phẩm cũng vì thế mà bắt buộc phải áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiện đại hơn nhằm mang lại sự yên tâm, hài lòng cho khách hàng và người tiêu dùng. Với các quốc gia đang phát triển tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tình hình an toàn thực phẩm vẫn chưa đạt được sự hài lòng.
Theo đó, trở ngại chính là sự thiếu nhận thức về biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, thiếu dữ liệu và thông tin về những tác động của dịch bệnh liên quan đến an toàn thực phẩm, thiếu nhận thức về tiêu chuẩn chất lượng đối với vấn đề an toàn thực phẩm dựa trên các hiệp định quốc tế, không đủ hạ tầng cơ sở, nguồn lực hỗ trợ việc quản lý rủi ro dựa trên khoa học và nâng cấp hệ thống quản lý về an toàn thực phẩm quốc gia.
Các chuỗi thực phẩm thiếu hiệu quả và hệ thống truy xuất nguồn gốc còn hạn chế cũng là nguyên nhân khiến việc đảm bảo an toàn thực phẩm ở doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thực sự đáp ứng tiêu chuẩn. Vậy nên, cần cấp thiết tăng cường hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) ở cấp độ quốc gia để phát triển được chuỗi thực phẩm đáng tin cậy.
Nhờ hệ thống quản lý hiện đại giúp doanh nghiệp chế biến thực phẩm quản lý tốt hơn và đảm bảo vệ sinh.
Theo APO, tổ chức đã có hoạt động để hỗ trợ áp dụng Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS) nhằm đáp ứng yêu cầu cụ thể của ngành công nghiệp thực phẩm tại từng quốc gia, nhất là với doanh nghiệp vừa và nhỏ. FSMS sẽ giúp doanh nghiệp có thêm kiến thức về an toàn thực phẩm cũng như khả năng ứng dụng công cụ, kỹ thuật an toàn trong các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mình.
Hệ thống an toàn thực phẩm truyền thống đã không còn khả năng để đáp ứng được nhu cầu an toàn thực phẩm khi mà nền kinh tế đang phát triển và chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao. Một số quốc gia đang phát triển đã thực hiện các bước nhằm cải thiện cũng như tăng cường hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của mình nhằm giúp giảm tối đa rủi ro trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo đó, những nước này đã bỏ phương thức tiếp cận hệ thống truyền thống tập trung vào kiểm soát sản phẩm cuối cùng và hướng tới hệ thống hiện đại dựa trên nền tảng khoa học. Các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm đã áp dụng công nghệ mới trong việc nhằm giảm thiểu vấn đề thiếu an toàn về thực phẩm nhờ vậy mà việc kiểm soát an toàn thực phẩm được thực hện dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả.
Chẳng hạn, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiện đại đưa công cụ 5S để nơi chế biến, sản xuất được tổ chức tốt, không có vật dụng dư thừa, thiết bị sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng giúp công nhân sản xuất dễ tìm thấy và vệ sinh sạch sẽ. Hay hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiện đại cũng áp dụng chu trình PDCA nhằm giải quyết các vấn đề hoặc tác động không phù hợp liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc kết hợp các tiêu chuẩn trong xây dựng hệ thống hiện đại sẽ mang lại cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng nhiều lợi ích kép. Riêng với doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, sự kết hợp này giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn việc kiểm soát rủi ro trong kinh doanh, nâng cao khả năng đáp ứng và năng lực cạnh tranh; Tạo ra sự thống nhất quản lý hoạt động; Xác định hiệu quả công tác quản lý một cách toàn diện; Tiết kiệm thời gian và chi phí.
Giảm thiểu các sai lỗi, sản phẩm không phù hợp. Cải tiến quy trình hoạt động sản xuất đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo luật định. Giảm thiểu số lần đánh giá giám sát xuống còn một nửa. Chứng minh với khách hàng rằng doanh nghiệp có trách nhiệm với định hướng phát triển bền vững. Tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tăng thu nhập đối với người lao động.
Nguồn: Theo VietQ.vn