Thức ăn chăn nuôi là một trong những sản phẩm bắt buộc phải công bố hợp quy trước khi lưu thông rộng rãi trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục này. Hiểu được những khó khăn đó của các doanh nghiệp, chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm thực hiện chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi và thủ tục công bố ngay dưới đây.
Hợp quy thức ăn chăn nuôi là gì?
Hợp quy thức ăn chăn nuôi là văn bản xác nhận việc đánh giá chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định của pháp luật. Khi nhà sản xuất nộp hồ sơ đăng ký, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và đưa ra kết luận thức ăn và nhà máy có đạt tiêu chuẩn hay không. Tất cả các tổ chức sản xuất thức ăn chăn nuôi muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường đều phải thực hiện điều này.
Các Quy chuẩn để kiểm soát về chất lượng thức ăn chăn nuôi
QCVN 01-183:2016/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi – Quy định giới hạn tối đa cho phép đối với hàm lượng độc tố, nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp dùng cho gia súc, gia cầm;
QCVN 01-190:2020/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng tối đa cho phép đối với các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất của thức ăn thủy sản.
Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi thuộc danh mục quy định tại các văn bản trên phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi sản phẩm được phép lưu thông trên thị trường. Bất kể công bố thức ăn chăn nuôi nhập khẩu hay hàng sản xuất trong nước đều phải tuân thủ nghiêm ngặt. Nếu không thực hiện đúng quy định, các cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý của việc chứng nhận hợp thức quy thức ăn chăn nuôi
Thông tư 61/2011/TT-BNNPTNT vào ngày 12 tháng 09 năm 2011 đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thức ăn chăn nuôi;
Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT vào ngày 26 tháng 07 năm 2016 đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thức ăn chăn nuôi;
Quy chuẩn QCVN 01 – 183:2016/BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thức ăn chăn nuôi – Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm cháy, kim loại nặng và vi sinh vật có trong thức ăn hỗn hợp cho phép gia súc, gia cầm;
Quy chuẩn QCVN 01 – 77: 2011/BNNPTNT liên quan về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thức ăn chăn nuôi – Các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại – Điều kiện đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Quy chuẩn QCVN 01 – 78: 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Thức ăn chăn nuôi – Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi.
Nguyên tắc để thực hiện việc công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi như thế nào?
Đối tượng của công bố hợp quy là hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định ở trong quy chuẩn kỹ thuật do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc đã được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi là hoạt động bắt buộc.
Việc này dựa trên một trong hai trường hợp sau:
+ Kết quả chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện;
+ Dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của các cá nhân, tổ chức công bố hợp quy.
+ Dựa vào các hoạt động thử nghiệm mẫu thức ăn chăn nuôi phục vụ đánh giá hợp quy được thực hiện ở tổ chức, cá nhận công bố hợp quy.
Trong trường hợp các sản phẩm, hàng hoá được quản lý bởi nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau thì cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện việc đăng ký bản công bố hợp quy ở tại cơ quan chuyên ngành tương ứng. Đối với dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi sản phẩm, hàng hoá đã thực hiện đầy đủ những biện pháp quản lý theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề này, hãy liên hệ ngay với Quality24 để được tư vấn về dịch vụ.
Quality24 luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Vui lòng liên hệ đến hotline : 0912112626 chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.