Trong cuộc đua chip toàn cầu, Việt Nam đứng đâu?

Tập đoàn chip lớn hàng đầu thế giới như Samsung, Intel hiện đang chuyển dần nhà máy sản xuất sang Việt Nam. Tạo nên sức nóng trong bối cảnh cuộc chạy đua bán dẫn toàn cầu.

Việc chuyển giao dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam Theo Global Times đang thu hút nhiều sự chú ý. Mới đây, khi tập đoàn Samsung tuyên bố kế hoạch sản xuất linh kiện bán dẫn từ tháng 7/2023 tại Việt Nam, đã đưa Việt Nam  tiếp tục trở thành tâm điểm của ngành bán dẫn của thế giới và thúc đẩy ngành bán dẫn còn đang rất mới mẻ ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Nhà máy Samsung ở Thái Nguyên, Việt Nam. Ảnh: Internet

Thế giới đang cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp bán dẫn. Các nước Đông Nam Á đang được hưởng lợi khi thu hút nhiều tập đoàn quốc tế đến đầu tư. Dưới góc nhìn chuyên gia, nhà phân tích Gu Wenjun của Xinmou Research cho rằng: “Việt Nam đang trở thành điểm đến mới của ngành công nghiệp bán dẫn với những khu công nghiệp chuyên về kiểm nghiệm và đóng gói chip”, theo Tạp chí Global Times.

Tạp chí Global Times cũng dẫn lời các chuyên gia cho biết Việt Nam đang trở thành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành bán dẫn và có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc.

Công ty Technavio, là một trong những công ty lớn nghiên cứu về thị trường chất bán dẫn cho rằng: tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng thêm 1,65 tỷ USD trong giai đoạn 2021 – 2025 có tốc độ tăng trưởng hàng năm kép vào khoảng 6,52% mỗi năm. Do đó tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng thêm 1,65 tỷ USD trong giai đoạn 2021 – 2025 với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép vào khoảng 6,52% mỗi năm. Sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng là nguyên nhân trực tiếp giúp các nhà máy bán dẫn ở Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, thu hút nguồn vốn FDI của nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian qua. Việt Nam được biết đến là thị trường mới nổi ở khu vực châu Á trong lĩnh vực bán dẫn.

Hiện nay, với mức đầu tư 1,5 tỷ USD công ty Intel Products Vietnam (IPV) có hơn 2.800 nhân viên, Việt Nam là nơi đặt nhà máy lắp ráp, kiểm định lớn nhất của Intel và là công ty công nghệ cao lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam. Theo báo cáo của  IPV năm 2021, IPV đã vận chuyển hơn 3 tỷ sản phẩm đến với khách hàng của Intel trên toàn cầu.

Tổng giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản của Intel ông Steve Long, cho rằng: “Môi trường chính trị xã hội ổn định, chính sách thương mại và đầu tư ngày càng tự do hóa cùng lực lượng lao động trẻ và tài năng là lý do khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn”.

Tuy nhiên, hiện trạng ngành bán dẫn Việt Nam cũng phản ánh tình hình chung của khu vực Đông Nam Á trong lĩnh vực này. Các cơ sở sản xuất trong khu vực chỉ đang làm nhiệm vụ lắp ráp thành phẩm và xuất khẩu linh kiện vốn có giá trị thấp trong chuỗi cung ứng. Ngay cả Malaysia – quốc gia có ngành bán dẫn phát triển bậc nhất khu vực – cũng đang phải vật lộn để chuyển hướng từ xưởng đúc chip giá rẻ sang thiết kế và sản xuất những con chip cao cấp hơn.

Dù có nhiều tiềm năng, các chuyên gia cũng chỉ ra những thách thức với ngành bán dẫn Việt Nam là thiếu lao động có tay nghề cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *